【han so-hee】Mô hình tuần hoàn trong nuôi heo giúp sinh lời tới 60%
2024-05-18 22:02:03

Thông tin này được TS. Nguyễn Thế Hinh,ôhìnhtuầnhoàntrongnuôiheogiúpsinhlờitớhan so-hee Phó trưởng Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) chia sẻ tại diễn đàn kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi sáng 21/3.

Theo ông Hinh, thời gian qua, dự án hỗ trợ nông nghiệp carbon thấp (LCASP) đã xây dựng mô hình tại 10 tỉnh, với nhiều kết quả khả quan. Trong dự án có đầu tư máy tách phân tại các trang trại chăn nuôi quy mô trên 2.000 con heo hoặc bò cũng như hệ thống tưới bằng nước thải biogas.

【han so-hee】Mô hình tuần hoàn trong nuôi heo giúp sinh lời tới 60%

Kết quả tại các trang trại lớn đều đạt tỷ suất lợi nhuận trên 20%, thời gian hoàn vốn 5-6 năm. Riêng mô hình thí điểm trên một số trang trại heo quy mô trên 5.000 con, tỷ suất lợi nhuận đạt đến 60%, thời gian hoàn vốn 2-3 năm.

【han so-hee】Mô hình tuần hoàn trong nuôi heo giúp sinh lời tới 60%

TS Nguyễn Thế Hinh phát biểu tại diễn đàn kinh tế tuần hoàn sáng 21/3. Ảnh:

TS Nguyễn Thế Hinh phát biểu tại diễn đàn kinh tế tuần hoàn sáng 21/3. Ảnh: Nhật Quang

【han so-hee】Mô hình tuần hoàn trong nuôi heo giúp sinh lời tới 60%

Th.S Bùi Thị Hồng Hà, Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng chia sẻ về mô hình liên kết gà – rau tại Thái Bình. Mô hình này đã được áp dụng tại trại gà đẻ quy mô 18.000 đến 50.000 con. Nhờ áp dụng ứng dụng các công nghệ vi sinh trong xử lý chất thải chăn nuôi đã giúp trang trại này nâng cao chất lượng sản phẩm. Còn, hệ thống hợp tác xã rau liên kết đã tăng năng suất tới 40%. Hay một hợp tác xã rau sạch khác đã dùng phân gà rắc trên ruộng, không cần dùng tới thuốc bảo vệ thực vật đã giúp sản xuất rau với chi phí rẻ, chất lượng cao.

Ngoài các dự án trên, mô hình kinh tế tuần hoàn đang áp dụng tại các doanh nghiệp lớn như TH True Milk, Công ty Quế Lâm đã đem lại hiệu quả tích cực khi doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này tăng cao. Vấn đề rác thải trong bảo vệ môi trường đang dần tiến về 0.

Tuy có nhiều điểm tích cực, song theo ông Nguyễn Thế Hinh cho rằng để áp dụng mô hình này vào hầu hết doanh nghiệp chưa dễ dàng, nhất là đơn vị có quy mô vừa và nhỏ.

Ông dẫn chứng, đối với mô hình máy tách phân, đa số các trang trại áp dụng sản xuất phân bón từ chất thải chăn nuôi theo hướng tự phát, quy mô nhỏ nên không nắm rõ các thủ tục đăng ký, buôn bán, vận chuyển phân bón hữu cơ. Do đó, hiệu suất đạt được chưa cao.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho rằng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp còn nhiều thách thức. Các quy định gặp nhiều rào cản trong phân loại chất thải. Hiện, chưa đồng bộ giữa các bộ Luật trong việc coi phụ phẩm của ngành này là nguyên liệu của ngành khác, trong khi Luật Bảo vệ Môi trường có các điều khoản coi đó là "rác thải".

Ví dụ, chăn nuôi bò hiện ở mức tăng trưởng cao,Việt Nam lại không có đồng cỏ. Muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò, nhưng khi đến thu mua tại các nhà máy chế biến bã, thân, cành cây... lại vướng bởi chúng được coi là chất thải theo Luật Môi trường. Do đó, ông Công đề nghị Nhà nước cần có tháo gỡ rào cản chính sách để nông nghiệp tuần hoàn phát triển đúng nghĩa.

Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng cần có nhiều mô hình nông nghiệp tuần hoàn thí điểm. Trong đó, có sự tham gia của kinh tế tập thể (hợp tác xã) gắn với kinh tế tư nhân (doanh nghiệp). Trong hệ sinh thái này, doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt, làm trung tâm vùng lõi, dẫn dắt thị trường cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện dịch vụ kỹ thuật, hậu cần, chế biến...

Ngoài ra, cần liên kết vùng sản xuất theo khu vực, ngành hàng để kết nối "4 nhà: nhà nông – nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp" nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn. Trong liên kết này, phế phụ phẩm của đơn vị này được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho đơn vị kia. Ví dụ, sử dụng toàn bộ phế phụ phẩm trong nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi để sản xuất thức ăn gia súc và phân bón hữu cơ vi sinh trên nền tảng của công nghệ sinh học.

Bên cạnh các hoạt động liên kết cùng nhau phát triển, theo TS. Nguyễn Văn Bắc, đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Nhà nước cần có tiêu chuẩn để đánh giá lĩnh vực chăn nuôi tuần hoàn; công bố rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật nhằm phục vụ chăn nuôi tuần hoàn. Ngoài ra, Bộ cần có những buổi đối thoại doanh nghiệp về chăn nuôi tuần hoàn để có thể nắm bắt thông tin và điều chỉnh chính sách phù hợp thực tiễn, nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

Thi Hà

(作者:12Bet)